Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Bài giảng 5S

I. Đặt vấn đề
Phương pháp quản lý ở Tây Âu thiên về kiểm soát thời gian và chế độ làm việc của Công Nhân thì người Nhật lại giải quyết vấn đề tâm lý: cải thiện điều kiện làm việc, không khí làm việc trong tập thể, hoàn thiện môi trường làm việc.

Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật Bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng.

    1.  Vậy 5S là gì? 

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật "SEIRI", "SEITON", "SEISO", SEIKETSU" và "SHITSUKE", tạm dịch sang tiếng Việt là "SÀNG LỌC", "SẮP XẾP", "SẠCH SẼ", "SĂN SÓC", "SẴN SÀNG". Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:
- SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng
- SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)
- SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện.
 2.     Tại sao nên thực hiện 5S?
-Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp.
- Mọi người trong cũng như ngoài tổ chức/doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy rõ kết quả.
- Tăng cường phát huy sáng kiến.
- Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan.
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn.
- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc.
- Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong quản lý, kinh doanh..
 II. Mục tiêu và tác dụng của 5S
     1. Mục tiêu chính
-         Nhằm xây dựng ý thức cải tiến và tinh thần đồn đội cho mọi người tại nơi làm việc.
-         Nhằm xây dựng khả năng lãnh đạo cho trưởng phó các phòng ban.
-         Là nền tảng để giới thiệu các kỹ thuật công cụ cải tiến hiện đại hơn.
     2.                 Tác dụng
-         Đây là phương pháp hiệu quả để huy động con người.
-        Tạo môi trường làm việc ngăn nắp, sạch sẽ .
-        Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp
-        Hình thành tinh thần tự giác của nhân viên
-          5S sẽ tạo ra cơ sở cho các họat động cải tiến khác.
III. Các bước cơ bản thực hiện 5S

1. SERI (SÀNG LỌC): Là loại bỏ những cái không cần thiết:
 Bước 1: 
- Bạn hãy quan sát kỹ nơi làm việc của mình cùng với một vài đồng nghiệp.
- Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn.
- Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn.
- Hãy phát hiện - Sau đó thì vứt bỏ (hủy) những cái không cần thiết
- Đừng giữ lại những thứ gì không cần thiết cho công việc của bạn.
Bước 2:
 Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó có còn cần thiết cho công việc hay không thì hãy đánh dấu sẽ hủy kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
Bước 3:
- Sau một thời gian, ví dụ 3 tháng – bạn hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến cái đó không. Nếu sau 3 tháng không thấy ai cần đến, tức là cái đó không cần cho công việc nữa.
- Nếu bạn không thể tự mình quyết định thì hãy để ra một thời hạn để xử lý.
Chú ý: 
- Khi sàng lọc, bạn không được quên những gì để trong ngăn tủ.
- Việc hủy những cái không cần thiết có thể.
- Khi hủy những thứ thuộc tài sản của tổ chức/doanh nghiệp, bạn nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết. Bạn cũng nên thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó.
- Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn. Hãy tìm mọi nơi, mọi ngóch ngách giống như khi bạn tìm diệt một con Gián vậy. Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó bạn tìm lại một vài vật có ích mà lâu nay bạn không nhớ để ở đâu.
2. SEITON (SẮP XẾP): Đặt mọi thứ đúng chỗ sao cho thuận lợi khi sử dụng:
Bước 1:
- Bạn phải tin là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ ra khỏi nơi làm việc của bạn.
- Việc còn lại là bạn hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc đồng thời bảo đảm thẩm mỹ và an toàn.
Bước 2:
- Bạn hãy trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác.
- Một nguyên tắc cần chú ý là cái gì thường xuyên hay phải sử dụng đến thì phải đặt gần người sử dụng để đỡ phải đi lại. Cái gì ít dùng hơn thì để xa hơn. Bạn hãy phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp, sau đó thực hiện.
Bước 3:
- Bạn phải làm sao cho các đồng nghiệp của mình đều biết được cái gì để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai.
- Tốt nhất là bạn nên có một danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ. Hãy ghi chú trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu giữ ở đó.
Bước 4:
Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác.
Chú ý:
- Mục đích của SEITON (SẮP XẾP) là làm cho nơi làm việc của bạn được an toàn, hiệu quả khi làm việc. Vì vậy, những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết.
- Nếu bạn có được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt.
3. SEISO (SẠCH SẼ): Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc:
Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo sản phẩm. Như vậy, SEISO (Sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày. Sau đây là một vài gợi ý cho SEISO (Sạch sẽ) của bạn:
- Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc…một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.
- Giành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ).
- Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc.
- Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
- Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó.
- Đừng bao giờ xả rác, khạc nhổ bừa bãi và hãy tạo một thói quen sạch sẽ.
Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra. Điều này rất quan trọng đối với các nhà máy, công xưởng. Nếu bạn thấy điều này đúng thì hãy bắt đầu từ ngày hôm nay.
Chú ý:
Ngoài 3 phút hàng ngày cho SEISO, bạn nên có thói quen làm SEISO trong tuần, trong tháng. Cái lợi do SEISO mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời gian bỏ ra.
4. SEIKETSU (SĂN SÓC): Duy trì sự vệ sinh sạch sẽ ở mức độ cao:
Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, bạn không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S. Sau đây là những gợi ý cho SEIKETSU (Săn sóc) của bạn:
- Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp ở nơi làm việc; cần có lịch làm vệ sinh.
- Phong trào thi đua giữa các Phòng, ban, phân xưởng cũng rất quan trọng và hiệu quả trong việc lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.
Chú ý: Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc; Kiểm tra và đánh giá thường xuyên do thành viên của tổ, nhóm, đội 5S của đơn vị thực hiện; Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt để khen thường động viên.
5. SHITSUKE (SẴN SÀNG): Thực hiện các S trên một cách tự giác mà không cần phải có ai đó nhắc nhở hay ra lệnh:
- Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như là một thói quen hay lẽ sống.
- Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S.
- Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S. Muốn vậy bạn cần phải chú ý:
+ Coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của bạn.
+ Nhận thức được Công ty như là nơi bạn tạo ra thu nhập cho bạn và cho gia đình bạn.
+ Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp thì tại sao bạn lại không cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu như ở nhà.
Chú ý: Để nâng cao SHITSUKE (Sẵn sàng) của nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp thì vai trò của người phụ trách cực kỳ quan trọng. Người phụ trách phải là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

PDCA ( Vòng tròn chất lượng )

PDCA hay nói đúng hơn là vòng tròn quản lý chất lượng liên tục do Deming sáng tạo ra.

Theo phương pháp này, cán bộ quản lý thiết lập vòng tròn Deming và kết thúc mỗi quá trình thực hiện có thể ghi ra thành văn bản trong nội bộ doanh nghiệp, sau đó phải xét lại những tiêu chuẩn đã thực hiện được ở trên và áp dụng vòng tròn mới. Quá trình này được thực hiện lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn liên tục, nhờ đó làm cho chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp không ngừng được hoàn thiện, cải tiến và đổi mới.
1. P (Plan - Hoạch định chất lượng )
Đây là chức năng quan trọng nhất và cũng là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo bởi tất cả chúng đều phụ thuộc vào kế hoạch. Nếu kế hoạch ban đầu được xác định tốt thì sẽ cần ít các hoạt động phải điều chỉnh và các hoạt động sẽ được điều khiển một cách có hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao hoạch định chất lượng được coi là chức năng quan trọng nhất cần ưu tiên hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ các hoạt động khác.
Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu các phương tiện nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng cho phép xác định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng chung cho toàn công ty theo một hướng thống nhất. Tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn, góp phần giảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường thế giới. Hoạch định chất lượng còn tạo ra sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.
Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng bao gồm:
+  Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách chất lượng và kế hoạch hoá chất lượng.
+  Xác định vai trò của chất lượng trong chiến lược sản xuất. Cách tiếp cận được sử dụng trong quá trình sản xuất và tác nghiệp, cần bổ sung các chiến lược tổng quát của doanh nghiệp.
+  Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất định, tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu cầu thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định với chi phí tối ưu.
+  Đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể để thực hiện được những mục tiêu chất lượng đề ra.
+  Cuối cùng là xác định kết quả dài hạn của những biện pháp thực hiện.

Khi hoàn thành các kế hoạch chất lượng cần phải cân đối tính toán các nguồn lực như : lao động, nguyên vật liệu và nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch đề ra. Dự tính trước và đưa chúng vào thành một bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài các nguồn lực vật chất cần thiết cũng cần vạch ra những lịch trình về thời gian và phát hiện, xác định những phương pháp, biện pháp có tính khả thi trong những điều kiện giới hạn hiện có về các nguồn lực để đảm bảo tính hiện thực và hợp lý của các kế hoạch.
2. D ( Do - Tổ chức thực hiện )
Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các ý tưởng ở khâu hoạch định thành hiện thực. Thực chất đây là quá trình triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch chất lượng thông qua các hoạt động, những kỹ thuật, những phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu kế hoạch đặt ra. Để làm tốt chức năng này, những bước sau đây cần được tiến hành theo trật tự nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được điều khiển một cách hợp lý:
+  Tạo sự nhận thức một cách đầy đủ về mục tiêu chất lượng và sự cần thiết, lợi ích của việc thực hiện các mục tiêu đó đối với những người có trách nhiệm.
+  Giải thích cho mọi người biết rõ, chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất lượng cụ thể, cần thiết phải thực hiện cho từng giai đoạn.
+  Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.
+   Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn qui trình bắt buộc.
+  Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi, những lúc cần thiết, có những phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng.
3. C (Check - Kiểm tra, kiểm soát )
Để đảm bảo các mục tiêu chất lượng dự kiến được thực hiện theo đúng yêu cầu kế hoạch đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra kiểm soát chất lượng. Đó là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm. Mục đích của kiểm tra là tìm kiếm, phát hiện những nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm và sự biến thiên của quá trình để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là:
+  Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và các dữ kiện cần thiết về chất lượng thực hiện.
+  Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế của doanh nghiệp.
+  So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch và đánh giá các sai lệch đó trên các phương tiện kinh tế - kỹ thuật và xã hội.
+  Phân tích các thông tin nhằm tìm kiếm và phát hiện các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện đi chệch so với kế hoạch đặt ra.
Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn đề cơ bản:
·     Mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã vạch ra.
+ Quá trình có đảm bảo đúng thủ tục, yêu cầu và kỷ luật không.
+ Các giai đoạn có được tôn trọng hay bỏ sót.
+ Các tiêu chuẩn có được duy trì và cải tiến không.
·        Tính chính xác, đầy đủ và khả thi của bản thân kế hoạch.
Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không được thoả mãn. Cần thiết phải xác định rõ nguyên nhân để đưa ra những hoạt động điều chỉnh khác nhau cho thích hợp.
Có nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng sản phẩm như: phương pháp thử nghiệm, phương pháp trực quan, phương pháp thống kê, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thống kê, phương pháp dùng thử...
4. A ( Action- Điều chỉnh và cải tiến )
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống quản trị doanh nghiệp được phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn.
Các bước công việc chủ yếu của chức năng điều chỉnh và cải tiến là:
+  Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án cải tiến chất lượng.
+  Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động.
+  Động viên, đào tạo và khuyến khích các quá trình thực hiện dự án cải tạo chất lượng.
Khi các chỉ tiêu không đạt được, cần phải phân tích tình hình nhằm xác định xem vấn đề thuộc về kế hoạch hay việc thực hiện kế hoạch để tìm ra nguyên nhân sai sót từ đó tiến hành các hoạt động điều chỉnh. Sửa lại những phế phẩm và phát hiện những sai sót trong thực hiện bằng việc làm thêm giờ đều là những hoạt động nhằm khắc phục hậu quả chứ không phải xoá bỏ nguyên nhân. Để phòng tránh các phế phẩm, ngay từ đầu phải tìm và loại bỏ những nguyên nhân từ khi chúng còn ở dạng tiềm tàng.
Khi cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu chất lượng. Thực chất, đó là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp. Quá trình cải tiến thực hiện theo các hướng chủ yếu sau:
+  Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
+  Thực hiện công nghệ mới.
+  Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm.
Yêu cầu đặt ra với cải tiến chất lượng là tiến hành cải tiến đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quá trình nhằm giảm những sai sót, trục trặc trong thực hiện và giảm tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Philip B. Crosby với Quản Lý Chất Lượng


Quan điểm của  Philip B. Crosby Về QLCL :

- Ông đưa ra quan điểm về: "không có sai lỗi".
- Xuất bản cuốn :" Chất Lượng Là Thứ Cho Không". Chất lượng là một điều có thể có được mà không mất tiền, cái tốn kém nhất là cái làm thiếu chất lượng có nghĩa là không làm đúng mọi việc ngay từ đầu.
- Chất lượng không mất tiền mua mà là nguồn lãi chân chính nhất.
- Quan điểm về chất lượng với 4 nội dung cơ bản:
  + Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.
  + Chất lượng là sự phòng ngừa.
  + TC thực hiện chất lượng là lỗi Zero
  + Chương trình 14 điểm.

Philip Crosby Với Quản Lý Chất Lượng

Giới thiệu về tiểu sử của Philip Crosby :
Philip Crosby được sinh ra ở Tây Virginia vào năm 1926.
Sau khi phục vụ ở WWII và cuộc chiến tranh Triều Tiên,ông đã làm việc cho Crosly,Marietta và ITT nơi ông đã làm phó chủ tịch trong 14 năm.Phil Crosby Asociated,Inc được thành lập năm 1979,là hãng tư ván quản trị đã phục vụ cho hàng trăm công ty.
Từ lúc nghỉ hưu vào năm 1991,ông đã sáng lập Career IV,Inc.Phil Crosby Assorciated II Inc và đại học Chất lượng.P.Crosby mất vào tháng 8,2001 nhưng cái gia tài về chất lượng tốt hơn sẽ sống trong hàng ngàn tổ chức.

Joseph Juran Với Quản lý Chất Lượng

Quan điểm của Ông về Quản Lý Chất Lượng :
- Ông đến Nhật sau Deming 4 năm.
- Cách tiếp cận của Ông đối với chất lượng dưới dạng "Thuyết tam luận chất lượng" . Quản Lý Chất Lượng liên quan đến 3 quy trình cơ bản:
 + Kế hoạch hóa chất lượng.
 + Quản Lý Chất Lượng.
 + Cải tiến Chất Lượng.

Joseph Juran Với Quản Lý Chất Lượng

Giới thiệu về Joseph Juran :

Joseph Moses Juran (sinh ngày 24/12/1904, mất ngày 28/2/2008) là một trong những bậc trưởng lão về quản lý chất lượng (quality guru) của thế giới, mức độ ảnh hưởng của ông chỉ xếp sau W. E. Deming, người mà những thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ 20, đã góp phần tạo ra điều mà thế giới gọi là “Sự thần kỳ Nhật Bản” (The Japan Miracle), người được chính phủ và giới doanh nhân Nhật Bản kính trọng và vinh danh thông qua giải thưởng quốc gia về chất lượng của Nhật Bản mang tên Deming Quality Award.
Sau đây là  bài viết về J.M. Juran của tác giả Richard Lee trong buổi lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Juran, 24/12/2004. Đọc bài viết này tôi nghĩ tới sự cứu trợ của chính phủ Mỹ dành cho các tập đoàn ô tô Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, tôi cũng nghĩ tới sự kiện tập đoàn Toyota của người Nhật đang dẫn đầu thị trường ô tô Mỹ. Những gì Juran nói, được dẫn trong bài viết này, liệu có gợi những suy nghĩ gì cho người đọc khác? Một lần nữa, xin lưu ý đây là bài báo được viết vào năm 2004.
Bậc trưởng lão có một thời thơ ấu khiêm nhường
Juran hiện sống ở Rye, New York  với Sadie, người vợ trong 77 năm qua của ông. Ông nhập cư vào Minneapolis, Minnesota, Mỹ từ trước Thế chiến thứ I, cùng với mẹ và 5 người anh em từ một thành phố nhỏ thuộc Đế quốc Áo – Hung trước đây.  Cha ông đã đến Mỹ từ 3 năm trước.
Bên ngoài căn phòng lớn tổ chức cuộc gặp mặt có trưng bày một số tranh ảnh để khách có một cái nhìn khái quát về cuộc đời của Juran, những thứ đó gồm một bản sao giấy khai sinh, ảnh ngôi làng công giáo nơi ông sinh ra, ảnh ngôi nhà bình lặng nơi ông đang sống cùng gia đình ở Minnesota. Một bức chân dung của Juran khi ông tốt nghiệp East High School, Minneapolis năm 1917, khi đó ông còn là một anh chàng đẹp trai với cái nhìn hăm hở, sẵn sàng đóng góp cho quê hương mới của mình.
Giống như nhiều người khi ấy, Juran làm nhiều công việc khác nhau như công nhân, người bán giầy, người đánh giầy, bán hàng tạp phẩm và nhân viên kế toán. Nhưng không như phần lớn các bạn, ông quyết định học cao hơn tại University of Minnesota năm 1920. Ông đã tốt nghiệp với tấm bằng về công nghệ điện và sau đó là một bằng luật. Nhiều năm sau, ông đã thể hiện học vấn của mình bằng cách phát triển những gì mà sau này sẽ trở thành Juran Center for Quality Improvement (Trung tâm Juran về cải tiến chất lượng). Trường đại học cũ của ông đã lập một học bổng để vinh danh ông, học bổng tập trung vào các nghiên cứu thúc đẩy chất lượng trong doanh nghiệp.
Trong cuộc đời nghề nghiệp của mình, Juran đã kinh qua các công việc tại công ty Công nghiệp Điện Miền Tây những năm cuối thập kỷ 1930, tham gia Thế chiến tham số II, sau đó là nhà tư vấn về quản lý chất lượng. Năm 1937, ông triển khai ý tưởng áp dụng Nguyên lý Pareto vào quản lý chất lượng.
Juran’s Quality Handbook (Sổ tay Chất lượng Juran), được ông viết năm 1951, năm 2000 đã được xuất bản lần thứ 5. Managerial Breakthrough, xuất bản lần đầu năm 1964, trình bày một lý thuyết tổng quan về quản lý chất lượng, sau sẽ tiến hóa thành Six Sigma – một quy trình quản lý chất lượng đã được ứng dụng tại Motorola, Genaral Electric và nhiều công ty khác. Cuốn sách gần đây nhất của ông là Architect of Quality, tự truyện của ông sẽ được McGraw – Hill xuất bản trong năm sau.
Juran vẫn tiếp tục viết về các chủ đề và cơ sở của quản lý chất lượng và đang lập kế hoạch cho những cuốn sách khác.
Sau khi thành lập Juran Institue năm 1979, một trong số các dự án đầu tiên là phát triển một chùm video về cải tiến chất lượng và dự án đó hoàn thành, sản phẩm của dự án đã được phân phối cho các công ty trên toàn cầu. “Có thể 1 triệu người đã xem các video đó,” Juran cho biết. Ông thôi vai trò lãnh đạo Juran Institue năm 1987 để tập trung thời gian vào công việc nghiên cứu, giảng dạy, thuyết trình.

Ed. Deming Với Quản lý Chất Lượng

Quan Điểm của Ed.Deming về quản lý chất lượng :
- Khi chất lượng và hiệu xuất tăng thì độ biến động tăng.
- Cần dùng thống kê để định hướng thành quả trong tất cả các khâu tạo lên chất lượng.
- Giảm biến động bằng cải tiến liên tục chứ không phải thanh tra ồ ạt
- Deming cô đọng triết lý của mình thành 14 điểm có thể coi là 3 phạm trù rộng lớn:
 + Sự nhất quán của mục tiêu
 + Cải tiến không ngừng
 + Sự hợp tác giữa các chức năng