Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Biểu đồ tiến trình (Lưu đồ- Flow Chart)

1. Khái niệm
    Biểu đồ tiến trình (còn gọi là lưu đồ ) được Frank Gilbreth thành viên của ASME ( the American Society of Mechanical Engineers) giới thiệu lần đầu năm 1921. Sau đó, công cụ này được Herman Goldstine và john Von Neumann - đại học Princeton phát triển thêm vào cuối năm 1946. Thời gian đầu, công cụ này được sử dụng phổ biến để mô tả các thuật toán trong công nghệ máy tính, về sau được mở rộng ra cho các lĩnh vực khác.
    Biều đồ tiến trình là dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật ... nhằm mô tả đầy đủ nhất đầu ra và dòng chảy của quá trình, tạo điều kiện cho việc điều tra các cơ hội cải tiến bằng việc hiểu biết chi tiết về quá trình làm việc của nó. Bằng cách xem xét từng bước trong quá trình có liên quan đến các bước khác nhau như thế nào, người ta có thể khám phá ra nguồn gốc tiềm tàng của trục trặc.
    Biều đồ tiến trình có thể áp dụng cho tất cả các khía cạnh của mọi quá trình, từ tiến trình nhập nguyên vật liệu cho đến các bước trong quá trình bán và cung cấp dịch vụ sau bán cho một sản phẩm.
Nhóm 1: Biểu đồ tiến trình dạng tổng quát
    Biểu đồ tiến trình dạng tổng quát được sử dụng để mô tả quá trình nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn các bước thực hiện quá trình.
Các bước quá trình (hình chữ nhật ) và quyết định ( hình thoi) phải được nối liền bằng những mũi tên dẫn đến điểm kết thúc hoặc quay về điểm xuất phát.
Ví dụ:
Nhóm 2: Dạng biểu đồ chi tiết.
    Sử dụng những ký hiệu tiêu chuẩn đại diện cho hoạt động hoặc diễn biến khác nhau trong một quá trình dùng phân tích, đánh giá nhằm cải tiến quá trình.
2. Tác dụng
 Biểu đồ tiến trình mô tả quá trình hiện hành, giúp người tham gia hiểu rõ quá trình. qua đó xác định công việc cần sửa đổi, cải tiến để hoàn thiện, thiết kế lại quá trình.
 Còn được sử dụng trong việc thiết kế quá trình mới giúp cải tiến thông tin đối với mọi người tham gia.
3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ tiến trình.

    Bước 1: Xác định sự bắt đầu và kết thúc của quá trình.
    Bước 2:  Xác định các bước trong quá trình( hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra).
    Bước 3: Thiết lập biểu đồ tiến trình.
    Bước 4: Xem xét lại biểu đồ tiến trình cùng với những người liên quan đến quá trình.
    Bước 5: Thẩm tra, cải tiến biểu đồ dựa trên sự xem xét lại.
    Bước 6: Ghi ngày lập biểu đồ tiến trình để tham khảo và sử dụng trong tương lại ( như một hồ sơ về quá trình hoạt động thực sự như thế nào và cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cho việc cải tiến).
 Để việc thiết lập tiến trình đạt hiệu quả cần phải có sự tham gia của những người có liên quan, bao gồm: những người làm các công việc trong quá trình, nhà cung cấp đầu vào cho quá trình, khách hàng của quá trình và người dám sát quá trình.
Ví dụ: Biểu đồ tiến trình photo một tài liệu.

1 nhận xét:

  1. bài viết có phần mô tả khá hay, dễ hiểu, còn phần hình ảnh mô tả mô phỏng thì không được như thế, phần phía sau ad viết giống như google dịch quá. anyway, thanks

    Trả lờiXóa