Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Biểu đồ khuynh hướng ( Run Charts)

    Chúng ta đã nói đến 3 loại biểu đồ : Biểu đồ nhân quả, Lưu đồ và biểu đồ Pareto. Hôm nay, tôi xin được chia sẻ với các bạn loại biểu đồ thứ 4 đó là Biểu đồ khuynh hướng.
    Biểu đồ khuynh hướng là biểu đồ đơn giản nhất trong các công cụ thống kê. Dữ liệu được lập trong biểu đồ trong suốt một giai đoạn để tìm ra các khuynh hướng. Chẳng hạn, chúng ta có thể lập biểu đồ khuynh hướng cho doanh số hàng bán trong khoảng một năm, tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch năm, số tai nạn lao động trong một năm, ...
    Biểu đồ khuynh hướng có thể được dùng để theo dõi số phút phải mất để đến văn phòng. Chúng ta phát hiện ra rằng vào ngày thứ Hai, chúng ta bị mất thời gian lâu hơn, và tương ứng chúng ta cho phép dự trữ nhiều thời gian hơn. Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ khuynh hướng về việc đến sở đúng giờ.

Hình 1. Biểu đồ khuynh hướng thời gian đến văn phòng
    Một bệnh viên nhận thấy rằng phòng cấp cứu của bệnh viện thường có tình trạng hoặc là đông quá hoặc là vắng quá. Người ta lấy dữ liệu đã có về các ca cấp cứu để vẽ một biểu đồ khuynh hướng. Số lần tiếp nhận ca cấp cứu cao nhất trong tháng 1,7,9 và 12. Người ta có thể cho rằng các ngày nghỉ và thời tiết là yếu tố gây ra. Bệnh viện quyết định cần thêm thông tin, điều tra những năm trước đây để xem xảy ra có như vậy không. Người ta có thể dùng biểu đồ khuynh hướng làm tài liệu hướng dẫn để trao đổi với nhân viên tiếp nhận. 

Bảng 2. Biểu đồ khuynh hướng nhận bệnh nhân cấp cứu.

4 nhận xét:

  1. chào a! a có thể nói thêm về cách lập biểu đồ và biểu đồ mang tới nhưng lợi ích như thế nào được không ạ?
    Cảm ơn a vì bài viết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi Bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm.
      về cách lập biểu đồ thì đây là loại biểu đồ khá đơn giản.Bạn cần hai số liệu :
      1. là thời gian bạn đang xét: có thể là ngày, tuần, tháng, quý, hay năm.
      2. Là số liệu bạn cần nghiên cứu: Như ở trên là số ca nhập viện, hoặc số đơn hàng, hoặc số sai hỏng, hoặc số lượt xe qua lại ...
      sau đó bạn lập biểu đồ: trục hoành( ngang) là thời gian xét.
      Trục tung( dọc) là số mẫu.
      sau đó bạn nối các điểm đó lại thì ra biểu đồ.
      Lợi ích biểu đồ:
      - cũng như đa số các biểu đồ thống kê, biểu đồ này cũng cho bạn thấy chu kỳ lặp lại hay khả năng, thời điểm ít khách, nhiều khách, như ở trên là số lượng bệnh nhân cấp cứu ...

      Xóa
  2. Chào bạn,

    Bạn có thế nói cho mình biết là sự khác biệt giữa các biểu đồ này và khi nào, trường hợp nào mình sử dụng các loại biểu đồ này được không bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1.sự khác biệt giữa các biểu đồ : Mỗi công cụ thì đánh giá một tiêu chí nhất định của mẫu cần phân tích. Thể hiện ở tên và lợi ích của biểu đồ mang lại.
      2.khi nào,trường hợp nào thì dùng công cụ phân tích nào?
      Trả lời : bạn đọc kỹ lại phần khái niệm các công cụ ( các loại biểu đồ) thì bạn sẽ biết cái nào dùng cho trường hợp nào.
      Thanks bạn đã quan tâm!

      Xóa