1. Khái niệm
Biểu đồ nhân quả hay còn được gọi là biểu đồ " Xương cá" do hình dạng của nó, hay biểu đồ Ishikawa ( Kaoru Ishikawa người sáng tạo ra năm 1943), thường được sử dụng để khảo sát những nhân tố có thể tác động đến một tình huống cụ thể. "Hệ quả" có thể là một tình trạng, điều kiện hay biến cố mong muốn hoặc không mong muốn, chung được tạo nên từ một hệ thống các "nguyên nhân". Khi giảng dạy công cụ này, người Nhật Bản thường gọi hệ quả này là "một đĩa cơm ngon lành". Người Mỹ gọi nó là "cà phê đắng". Những nguyên nhân nhỏ thương được nhóm cho bốn loại cơ bản: nguyên vật liệu, phương pháp, nhân lực, và thiết bị. còn có thể có những nhóm khác.
Biểu đồ nhân quả là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây lên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, phân tích quá trình, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau.
Chúng ta hãy giả sử rằng quý vị thường chậm trễ công việc hơn là quý vị muốn. Chương trình làm việc buổi sáng của quý vị bắt đầu từ lúc chuông đồng hồ reo, và kết thúc khi bạn ngồi vào bàn làm việc. Nhiều việc xảy ra trong thời gian đó. Vợ (hoặc chồng) và con cái của chúng ta có những lịch trình riêng của họ, có thể khác hoàn toàn với chương trình của chúng ta. Đôi khi truyền hình có một chương trình gì đó đáng để xem. chuyện rửa chén bát cũng mất thời gian. rồi có những cú điện thoại do người khác biết rằng đó là lúc thuận tiện để gặp chúng ta. chúng ta không thể luôn luôn khống chế được công việc. Vợ (chồng) của chúng ta có thể cần đến một chiếc xe hơi, hoặc có thê cần đi chợ. chúng ra có thể đi nhờ hàng xóm (phải nói trước), hoặc có thể đón xe bus( nghĩa là phải mua vé). Nếu chúng ta lái xe, việc đỗ xe có thể thành vấn đề, và thời tiết cũng vậy.
2. Tác dụng
- Được dùng để liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả.
- Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần tiến hành nhằm duy trì sự ổn định của quá trình và cải tiến quá trình.
- Quá trình xây dựng biểu đồ nhân quả giúp các thành viên trong tổ chức nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên.
- Có tác dụng trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.
3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ nhân quả.
bước 1: xác định rõ và ngắn gọn vấn đề chất lượng (VĐCL) cần phân tích. viết VĐCL đó bên phải và vẽ mũi tên hướng từ trái sang phải.
Bước 2: xác định những nguyên nhân chính (cấp 1)
Thông thường người ta chia thành 4 nguyên nhân chính (con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp), có thể kể thêm những nguyên nhân sau: đo lường, hệ thống thông tin, môi trường ; cũng có thể chọn các bước chính của một quá trình sản xuất làm các nguyên nhân chính.
Biểu diễn những nguyên nhân chính lên biểu đồ.
Bước 3: phát triển biểu đồ bằng cách liệt kê những nguyên nhân ở cấp tiếp theo (nguyên nhân phụ) xung quanh một nguyên nhân chính và hiển thị chúng bằng những mũi tên (nhánh con) nối liền với nguyên nhân chính. Tiếp tục thủ tục này cho đến các cấp chi tiết hơn.
Bước 4: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần trao đổi với những người có liên quan nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ nhất các nguyên nhân gây lên những trục trặc ảnh hưởng tới vấn đề chất lượng cần phân tích.
Bước 5: Điều chỉnh các yếu tố và lập biểu đồ nhân quả để xử lý.
Bước 6: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ (3 đến 5) nguyên nhân gốc có thể ảnh hưởng lớn nhất đến VĐCL cần phân tích. Sau đócần có thêm những hoạt động như thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát ... các nguyên nhân đó. Do có nhiều nguyên nhân tiềm tàng nên chúng ta có thể tiến hành phân tích chúng đồng thời để giảm bớt thời gian thực hiện.
Lưu ý:
- Một phương pháp khác hỗ trợ cho việc thiết lập biểu đồ nhân quả là tấn công não tìm tất cả các nguyên nhân có thể rồi ghép chúng thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ, có thể sử dụng biểu đồ quan hệ.
- Trong một số trường hợp, việc coi danh mục các bước chính của một quá trình như là những nguyên nhân chính có thể có lợi. ví dụ: khi một quá trình được xét để cải tiến, lập biểu đồ tiến trình thường có lợi trong trường hợp này.
- Khi đã thiết lập xong biểu đồ này có thể trở thành một "công cụ sống" với những chi tiết tinh tế hơn, rõ ràng hơn và được đưa vào như là kiến thức, kinh nghiệm mới đã đạt được. Một biểu đồ thiết lập tốt thường có ba cấp.
VD:
Nguồn: sưu tầm, Quản lý chất lượng - trường ĐH kinh tế TP.HCM
bài viết rất dễ hiểu, cảm ơn bạn, nhờ bạn mà mình tiết kiệm thời gian ngẫm những ngôn ngữ hàn lâm trong sách
Trả lờiXóa