Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Giới thiệu về ISO 9000

1. Tổ chức ISO
 ISO: là tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa. (tên đầy đủ: The International Organization for standardizaation)
ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/02/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác, phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác.
Việt Nam gia nhập ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. năm 1966, lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào ban chấp hành của ISO với nhiệm kỳ 2 năm.
2. Giới thiệu về ISO 9000
a. ISO 9000 là gì ?
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ và cả các tổ chức phi lợi nhuận.
ISO đề cập đến các vấn đề chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách, mục tiêu về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối dịch vụ sau khi bán ...
ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi ở nhiều quốc gia và khu vực, đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.
ISO 9000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu.
ISO 9000 chỉ mô tả một yếu tố mà một hệ thống quản lý chất lượng nên có mà không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này.
b. Lược sử hình thành ISO
Năm 1970, giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những nhận thức khác nhau về " chất lượng" do đó viện tiêu chuẩn Anh quốc  đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế  về kỹ thuật và thực hành đảm bảo chất lượng. bản thảo đầu tiên xuất bản năm 1985 ,được công bố chính thức năm 1987 với tên gọi ISO 9000, sau đó được tu chỉnh và ban hành lần 2 năm 1994. đến năm 2000, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét, sửa đổi lần 2 với phiên bản 3 của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được chính thức ban hành ngày 15/12/2000. 
các thành viên ủy ban châu Âu (EU) và tổ chức mậu dịch tự do châu âu thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Châu Âu phải thực hiện theo.
Đến cuối tháng 12/2008 trên thế giới đã có khoảng 982832 chứng chỉ ISO 9000 được cấp tại 176 quốc gia và nền kinh tế.
c. Trường hợp áp dụng và lợi ích việc áp dụng ISO 9000
ISO được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Hướng dẫn để quản lý chất lượng trong các tổ chức.
- Theo hợp đồng giữa tổ chức và khách hàng.
- Đánh giá và thừa nhận của bên thứ hai.
- Chứng nhận của tổ chức chứng nhận.
Lợi ích việc áp dụng ISO 9000
- Nhân viên trong tổ chức có điều kiện làm việc tốt hơn, thỏa mãn hơn với công việc, cải thiện điều kiện an toàn và sức khỏe, công việc ổn định hơn, tinh thần được cải thiện.
- Kết quả hoạt động của tổ chức được cải thiện, tốc độ quay vòng vốn nhanh, gia tăng thị phần và lợi nhuận.
- Khách hàng và người sử dụng có thể tin tưởng rằng họ sẽ nhận được sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
- Quan hệ với người cung cấp và đối tác chặt chẽ hơn, hiểu nhau hơn, tạo điều kiện cho người cung cấp và đối tác phát triển ổn định
- Trong xã hội, sức khỏe và an toàn được cải thiện, giảm những tác động xấu đến môi trường, an ninh tốt hơn, việc thực hiện các yêu cầu chế định và luật pháp tốt hơn.
d. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
 Bộ tiêu chuẩn ISO hiện hành gồm các tiêu chuẩn chính như sau:
ISO 9000:2005 - Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng.
ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu.
ISO 9004:2009 - Quản lý sự thành công lâu dài của tổ chức - phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng.
ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng/ môi trường.

3. Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
(còn tiếp)